Mình
từng nấu chè đậu trắng rất nhiều lần, mỗi lần nấu mình lại có thêm kinh nghiệm.
Lúc trước mình rất lo lắng mỗi khi nấu ăn thất bại lắm nhưng giờ mình thấy có
thất bại mới có thành công, mỗi lần thất bại mình sẽ có thêm kinh nghiệm để nấu
thành công. Thật ra, không phải mình thất bại mà mình chưa thành công thôi. Vì
vậy, bây giờ mỗi khi mình nấu không thành công một món ăn nào đó, mình sẽ không
buồn nhiều như lúc trước mà mình dành thời gian để tìm ra nguyên nhân tại sao
mình làm món ăn chưa thành công. Trong bài viết này mình chia sẻ với các bạn
cách nấu chè đậu trắng không bị màu nâu, hạt nếp còn nguyên, không bị nát sau
khi mình đã rút kinh nghiệm từ những lần nấu chè đậu trắng chưa thành công.Tôi đã nấu chè đậu trắng thành công sau nhiều lần nấu chưa thành công
Lần đầu tiên mình nấu chè đậu trắng, lúc đó mình
dùng nước cốt dừa đóng hộp. Chè đậu trắng làm thành công nhưng mẹ mình lại bảo
sao mùi nước dừa gắt quá, không thơm và béo như nước cốt dừa tự vắt. Lần thứ 2,
mình làm cũng thành công đó nhưng chè đặc quá, bị khét dưới đáy nồi khá nhiều,
nếp bị chảy nhựa, không còn giữ nguyên hạt nếp do mình đảo nếp quá nhiều lần. Lần
thứ 3: Mình nấu đậu trắng quá mềm, hạt đậu bị nứt làm hai khá nhiều, không giữ
được nguyên hạt đậu, chè lại quá ngọt. Lần thứ 4: Mình nấu đậu trắng không được
mềm, hạt đậu bị sượng. Lần thứ 5: Lần này mình không sử dụng bột banking soda
ngâm đậu qua đêm trước khi nấu, kết quả sau khi nấu chè xong hạt đậu chín mềm bên
trong nhưng lớp vỏ đậu bên ngoài ăn vào sực sực, nó không mềm tan trong miệng
khi ăn. Lần thứ 6: Mình rút kinh nghiệm từ lần trước nên mình muốn đậu trắng phải
mềm tan khi ăn vào, thế là mình để bột banking soda vào nấu chung với đậu trắng
luôn vì mình nghĩ để bột banking soda vào đậu sẽ giúp đậu mềm tan không bị sượng
như lần trước, với lại bột banking soda không có hại gì cho cơ thể. Thế nhưng kết
quả khi đậu trắng chín thì nước đậu có màu quá nêu quá đen, đậu chín tét ra làm
hai luôn, màu của hạt đậu trắng cũng chuyển sang màu nâu luôn mà đậu lại có mùi
hăng hăng nữa. Lần tiếp nữa, lần thứ 7 mình nấu chè đậu trắng mà không canh chừng,
mình nghĩ đậu sẽ không chín nhanh nên đi làm việc khác đến khi quay lại không
ngờ đậu chín nhanh quá, kết quả đậu quá mềm, tan nát ra luôn. Lần thứ 8: Mình nấu chè đậu trắng mọi thứ đều ổn cả, chỉ có đều đậu trắng có màu nâu nâu, mình
không biết sao mà nếp và đậu trắng lại có màu nâu nâu, không trắng như người ta
nấu, giống như tôi đang nấu chè đậu đen vậy.Lần nấu tiếp theo, tôi lại chưa thành công vì chè có màu nâu
Gần chục lần nấu mà vẫn chưa thành công, mình buồn
ghê nhưng vẫn quyết tâm nấu nữa, mình nghĩ chỉ cần mình rút kinh nghiệm từ những
lần chưa thành công và tìm ra nguyên nhân rồi mình sẽ nấu được món chè đậu trắng
như ý thôi. Mình đã tìm ra câu trả lời và bài viết này mình muốn chia sẻ với
các bạn cách nấu chè đậu trắng không bị màu nâu, hạt nếp còn nguyên, không bị
nát.
Nguyên liệu
200g nếp
150g đậu trắng
1 muỗng bột banking soda (hay còn gọi là tiêu mặn,
mình mua ở chổ bán đậu trắng luôn)
2 muỗng cà phê bột năng
2 muỗng cà phê bột gạo
1 muỗng cà phê bột năng (để vào chè sau cùng)
300g dừa nạo để vắt lấy 300ml nước cốt dừa cốt nhất
và 500ml nước cốt dừa dão
260g đường phèn (nếu ăn ngọt sử dụng 280g đường
phèn nha)
Ít lá dừa
Cách làm
Đậu trắng: Bỏ những hạt hư, không đẹp.
Ngâm đậu trắng với nước cùng với 1 muỗng cà phê bột banking soda (tiêu mặn),
ngâm đậu trắng như vậy qua đêm hoặc ngâm từ 7 - 8 tiếng. Sau khi ngâm đậu trắng
qua đêm thì rửa đậu lại nhiều lần với nước cho sạch.Ngâm đậu trắng với banking soda (tiêu mặn) sau một đêm rồi rửa đậu lại qua nhiều nước
Sau đó cho đậu vào nồi nấu với nước và ½ muỗng cà
phê muối để đậu chín nhanh hơn.Cho thêm một muỗng cà phê muối vào nấu sẽ giúp đậu nhanh mềm
Lúc đầu mình nấu đậu với lửa lớn cho đậu sôi lên.
Sau đó, mình nấu với lửa vừa để đậu không bị nứt. Từ lúc đậu sôi lên, mình nấu thêm
khoảng 30 phút để đậu mềm. Muốn đậu chín mềm khi ăn mềm tan bên trong mà bên
ngoài hạt đậu trắng vẫn còn nguyên thì sau khi nấu 30 phút cho đậu mềm rồi, mình
không nấu tiếp đậu thêm trên lửa nữa vì nấu thêm trên lửa nữa sẽ khiến đậu dễ bị
nứt. Vì vậy, khi đó mình không nấu tiếp đậu nữa mà chuyển sang hầm đậu. Đó là
mình để đậu trong nồi, đậy nắp vung trong 20 phút để đậu tiếp tục chín mềm thêm
nữa mà vẫn giữ nguyên được hạt đậu.Lúc đầu nấu với lửa lớn, sau đó với mức lửa nhỏ để đậu chín không bị nát
Sau 20 phút đậy vung, mình kiểm ra xem đậu chín mềm
hay chưa nhé. Mình bóp thử hạt đậu, thấy đậu nát mềm là được nha.Dùng tay bóp hạt đậu xem đậu đã chín mềm rồi mới vớt đậu ra
Khi đậu trắng chín mềm, mình vớt đậu trắng ra, rửa liền với nước lạnh, rửa
đậu nhiều nước cho đến khi nước rửa đậu trong vắt là được. Khâu rửa đậu trắng này
quan trọng lắm nha. Nếu rửa đậu trắng không kỹ thì khi nấu chè đậu trắng sẽ ra
màu nâu nâu từ nước đậu trắng ra. Đây là nguyên nhân kiến lần trước đó mình nấu
chè đậu trắng nhưng lại ra màu nâu nâu, cứ như nấu chè đậu đen. Lúc trước mình
không biết nên chỉ rửa đậu trắng sơ sơ qua một lần nước thôi.Xả đậu vừa nấu qua nước lạnh nhiều lần, đây là khâu quan trọng để chè có màu trắng đẹp
Nước cốt dừa: Theo mình thấy sử dụng
nước cốt dừa tự vắt từ dừa nạo sẽ ngon hơn nước cốt dừa lon. Mình sử dụng 300ml
dừa nạo vắt lấy 300ml nước cốt dừa nhất và 500ml nước cốt dừa dão.300g dừa nạo vắt lấy 300ml nước cốt nhất, còn lại mình tiếp tục vắt lấy 500ml nước cốt dão
Mình lấy 300ml nước cốt dừa nhất, đỗ thêm 100ml nước lọc vào nước cốt nhất nữa
rồi cho vào nồi nấu. Trong thời gian đó, mình chuẩn bị một cái chén, cho vào
chén 2 muỗng cà phê bột năng, 2 muỗng cà phê bột gạo rồi cho ít nước cốt dừa
trong nồi vào chén, khuấy đều lên cho tan hỗn hợp bột năng và bột gạo. Khi thấy
nồi nước cốt sôi, mình cho vào nồi hỗn hợp bột năng và bột gạo lúc nãy mình đã
khuấy tan vào nồi. Mình tiếp tục đảo đều cho đến khi nước cốt trong nồi và hỗn
hợp bột năng, bột gạo tan đều, không bị vón cục thì tắt bếp, để nguội.Nấu nước cốt dừa để cho vào đậu trắng
Nếp: Nếp rửa sạch sau đó ngâm nếp với
500 ml nước cốt dừa dão trong 15 phút. Sau đó, vớt nếp ra để ráo nước.Nếp rửa sạch, ngâm với nước cốt dừa dão trong 15 phút
Các nguyên liệu sơ chế chuẩn bị nấu chè đậu trắng
đã xong, mình tiến hành nấu chè.
Mình xếp thứ tự các nguyên liệu đã sơ chế vào nồi
như sau: Trước tiên, mình lót một lớp lá dứa dưới đáy nồi để khi nấu chè không
bị khét đáy nồi. Tiếp đó, mình cho đậu trắng vào rãi đều lên lá dứa, rồi cho tiếp
260g đường rãi đều lên đậu, sau đó cho nếp vào dàn đều ra. Cuối cùng mình cho 400
ml nước cốt đã để nguội lúc nãy vào, chế nước cốt vào nồi nhè nhẹ, không để đậu
trắng ló trên mặt nếp. Tiếp tục cho tiếp 200ml nước lọc vào nồi nữa, đỗ nước nhẹ
nhàng vào nồi thôi nhé, không làm đậu trắng ló trên mặt. Như vậy, tổng cộng nước
cốt dừa và nước lọc cho vào chè là 600ml.Theo thứ tự: Lót lá dứa dưới đáy nồi, cho đậu trắng lên, tiếp đó cho đường, nước cốt dừa, nước lọc
Lúc đầu mình nấu với lửa
lớn cho chè sôi lên, sau đó nấu lửa nhỏ để chè không bị khét, trong thời gian
này mình không đụng đến chè gì hết nha, cứ để chè sôi. Tính từ lúc chè sôi lên
khoảng 30 phút, mình lấy lá dứa ra khỏi nồi, nấu với lửa nhỏ nhất nha, để chè
không bị khét và thỉnh thoảng đảo đều chè thôi vì đảo chè nhiều quá, nếp sẽ bị
nát và chảy nhựa. Tiếp tục nấu thêm 30 phút nữa và kiểm tra xem nếp chín chưa,
các bạn ăn thử nếu thấy nếp chín thì các bạn chuẩn bị một cái chén, cho vào
chén 1 muỗng cà phê bột năng với 2 muỗng canh nước lọc khuấy lên cho tan bột
năng rồi cho hỗn hợp vào vào chè. Mình tiếp tục đảo đều để bột năng hòa tan vào chè giúp cho chè
có độ sánh. Tiến hành nấu chè
Sau đó, mình đem nồi chè xuống bếp, để cho chè nguội hẳn. Chè đã nấu xong, mình cho nồi ra khỏi bếp
Chè đậu
trắng thông thường để nguội ăn ngon hơn. Như vậy là xong món chè đậu trắng rồi.Để chè đậu trắng nguội ăn sẽ ngon hơn
Mình hay làm chè đậu trắng cho ba mình ăn lắm vì
ba mình rất thích món chè này. Lần nào làm ba mình cũng nói mình để chè trong
ngăn mát tủ lạnh để ăn dần. Nấu ăn cho những người thân yêu của mình ăn mình
thích lắm. Mẹ mình cũng thích ăn món chè đậu trắng nữa nhưng không thích ăn nhiểu
như ba mình. Trên đây là chia sẻ món chè đậu trắng của mình với các bạn mà mình
rút kinh nghiệm từ những lần mình nấu chè chưa thành công. Nấu chè cho những người thân yêu của tôi
Video chia sẻ
Mình có làm video món ché đậu trắng trên kênh Trải
nghiệm vào bếp, mời các bạn tham khảo, video sẽ chi tiết hơn:
Tôi đã nấu chè đậu trắng thành công sau nhiều lần nấu chưa thành công |
Lần nấu tiếp theo, tôi lại chưa thành công vì chè có màu nâu |
Gần chục lần nấu mà vẫn chưa thành công, mình buồn ghê nhưng vẫn quyết tâm nấu nữa, mình nghĩ chỉ cần mình rút kinh nghiệm từ những lần chưa thành công và tìm ra nguyên nhân rồi mình sẽ nấu được món chè đậu trắng như ý thôi. Mình đã tìm ra câu trả lời và bài viết này mình muốn chia sẻ với các bạn cách nấu chè đậu trắng không bị màu nâu, hạt nếp còn nguyên, không bị nát.
Nguyên liệu
200g nếp150g đậu trắng
1 muỗng bột banking soda (hay còn gọi là tiêu mặn, mình mua ở chổ bán đậu trắng luôn)
2 muỗng cà phê bột năng
2 muỗng cà phê bột gạo
1 muỗng cà phê bột năng (để vào chè sau cùng)
300g dừa nạo để vắt lấy 300ml nước cốt dừa cốt nhất và 500ml nước cốt dừa dão
260g đường phèn (nếu ăn ngọt sử dụng 280g đường phèn nha)
Ít lá dừa
Cách làm
Đậu trắng: Bỏ những hạt hư, không đẹp. Ngâm đậu trắng với nước cùng với 1 muỗng cà phê bột banking soda (tiêu mặn), ngâm đậu trắng như vậy qua đêm hoặc ngâm từ 7 - 8 tiếng. Sau khi ngâm đậu trắng qua đêm thì rửa đậu lại nhiều lần với nước cho sạch.Ngâm đậu trắng với banking soda (tiêu mặn) sau một đêm rồi rửa đậu lại qua nhiều nước |
Cho thêm một muỗng cà phê muối vào nấu sẽ giúp đậu nhanh mềm |
Lúc đầu mình nấu đậu với lửa lớn cho đậu sôi lên. Sau đó, mình nấu với lửa vừa để đậu không bị nứt. Từ lúc đậu sôi lên, mình nấu thêm khoảng 30 phút để đậu mềm. Muốn đậu chín mềm khi ăn mềm tan bên trong mà bên ngoài hạt đậu trắng vẫn còn nguyên thì sau khi nấu 30 phút cho đậu mềm rồi, mình không nấu tiếp đậu thêm trên lửa nữa vì nấu thêm trên lửa nữa sẽ khiến đậu dễ bị nứt. Vì vậy, khi đó mình không nấu tiếp đậu nữa mà chuyển sang hầm đậu. Đó là mình để đậu trong nồi, đậy nắp vung trong 20 phút để đậu tiếp tục chín mềm thêm nữa mà vẫn giữ nguyên được hạt đậu.
Lúc đầu nấu với lửa lớn, sau đó với mức lửa nhỏ để đậu chín không bị nát |
Sau 20 phút đậy vung, mình kiểm ra xem đậu chín mềm hay chưa nhé. Mình bóp thử hạt đậu, thấy đậu nát mềm là được nha.
Dùng tay bóp hạt đậu xem đậu đã chín mềm rồi mới vớt đậu ra |
Khi đậu trắng chín mềm, mình vớt đậu trắng ra, rửa liền với nước lạnh, rửa đậu nhiều nước cho đến khi nước rửa đậu trong vắt là được. Khâu rửa đậu trắng này quan trọng lắm nha. Nếu rửa đậu trắng không kỹ thì khi nấu chè đậu trắng sẽ ra màu nâu nâu từ nước đậu trắng ra. Đây là nguyên nhân kiến lần trước đó mình nấu chè đậu trắng nhưng lại ra màu nâu nâu, cứ như nấu chè đậu đen. Lúc trước mình không biết nên chỉ rửa đậu trắng sơ sơ qua một lần nước thôi.
Xả đậu vừa nấu qua nước lạnh nhiều lần, đây là khâu quan trọng để chè có màu trắng đẹp |
Nước cốt dừa: Theo mình thấy sử dụng nước cốt dừa tự vắt từ dừa nạo sẽ ngon hơn nước cốt dừa lon. Mình sử dụng 300ml dừa nạo vắt lấy 300ml nước cốt dừa nhất và 500ml nước cốt dừa dão.
300g dừa nạo vắt lấy 300ml nước cốt nhất, còn lại mình tiếp tục vắt lấy 500ml nước cốt dão |
Mình lấy 300ml nước cốt dừa nhất, đỗ thêm 100ml nước lọc vào nước cốt nhất nữa rồi cho vào nồi nấu. Trong thời gian đó, mình chuẩn bị một cái chén, cho vào chén 2 muỗng cà phê bột năng, 2 muỗng cà phê bột gạo rồi cho ít nước cốt dừa trong nồi vào chén, khuấy đều lên cho tan hỗn hợp bột năng và bột gạo. Khi thấy nồi nước cốt sôi, mình cho vào nồi hỗn hợp bột năng và bột gạo lúc nãy mình đã khuấy tan vào nồi. Mình tiếp tục đảo đều cho đến khi nước cốt trong nồi và hỗn hợp bột năng, bột gạo tan đều, không bị vón cục thì tắt bếp, để nguội.
Nấu nước cốt dừa để cho vào đậu trắng |
Nếp: Nếp rửa sạch sau đó ngâm nếp với 500 ml nước cốt dừa dão trong 15 phút. Sau đó, vớt nếp ra để ráo nước.
Nếp rửa sạch, ngâm với nước cốt dừa dão trong 15 phút |
Các nguyên liệu sơ chế chuẩn bị nấu chè đậu trắng đã xong, mình tiến hành nấu chè.
Mình xếp thứ tự các nguyên liệu đã sơ chế vào nồi như sau: Trước tiên, mình lót một lớp lá dứa dưới đáy nồi để khi nấu chè không bị khét đáy nồi. Tiếp đó, mình cho đậu trắng vào rãi đều lên lá dứa, rồi cho tiếp 260g đường rãi đều lên đậu, sau đó cho nếp vào dàn đều ra. Cuối cùng mình cho 400 ml nước cốt đã để nguội lúc nãy vào, chế nước cốt vào nồi nhè nhẹ, không để đậu trắng ló trên mặt nếp. Tiếp tục cho tiếp 200ml nước lọc vào nồi nữa, đỗ nước nhẹ nhàng vào nồi thôi nhé, không làm đậu trắng ló trên mặt. Như vậy, tổng cộng nước cốt dừa và nước lọc cho vào chè là 600ml.
Theo thứ tự: Lót lá dứa dưới đáy nồi, cho đậu trắng lên, tiếp đó cho đường, nước cốt dừa, nước lọc |
Lúc đầu mình nấu với lửa lớn cho chè sôi lên, sau đó nấu lửa nhỏ để chè không bị khét, trong thời gian này mình không đụng đến chè gì hết nha, cứ để chè sôi. Tính từ lúc chè sôi lên khoảng 30 phút, mình lấy lá dứa ra khỏi nồi, nấu với lửa nhỏ nhất nha, để chè không bị khét và thỉnh thoảng đảo đều chè thôi vì đảo chè nhiều quá, nếp sẽ bị nát và chảy nhựa. Tiếp tục nấu thêm 30 phút nữa và kiểm tra xem nếp chín chưa, các bạn ăn thử nếu thấy nếp chín thì các bạn chuẩn bị một cái chén, cho vào chén 1 muỗng cà phê bột năng với 2 muỗng canh nước lọc khuấy lên cho tan bột năng rồi cho hỗn hợp vào vào chè. Mình tiếp tục đảo đều để bột năng hòa tan vào chè giúp cho chè có độ sánh.
Tiến hành nấu chè |
Sau đó, mình đem nồi chè xuống bếp, để cho chè nguội hẳn.
Chè đã nấu xong, mình cho nồi ra khỏi bếp |
Chè đậu trắng thông thường để nguội ăn ngon hơn. Như vậy là xong món chè đậu trắng rồi.
Để chè đậu trắng nguội ăn sẽ ngon hơn |
Mình hay làm chè đậu trắng cho ba mình ăn lắm vì ba mình rất thích món chè này. Lần nào làm ba mình cũng nói mình để chè trong ngăn mát tủ lạnh để ăn dần. Nấu ăn cho những người thân yêu của mình ăn mình thích lắm. Mẹ mình cũng thích ăn món chè đậu trắng nữa nhưng không thích ăn nhiểu như ba mình. Trên đây là chia sẻ món chè đậu trắng của mình với các bạn mà mình rút kinh nghiệm từ những lần mình nấu chè chưa thành công.
Nấu chè cho những người thân yêu của tôi |
Video chia sẻ
Mình có làm video món ché đậu trắng trên kênh Trải nghiệm vào bếp, mời các bạn tham khảo, video sẽ chi tiết hơn:
Tags:
Món chè