Dừa nạo |
Dừa khô sau khi mua về, mình sẽ bổ (đập) dừa ra để nạo lấy cơm dừa. Bộ (đập) dừa khô cũng có bí quyết nữa đó các bạn. Mời các bạn xem video này nha, trái dừa khô khi đập ra sẽ nứt ra phân nữa gọn gàng, liền mạch, không bị bể lung tung đâu. Trước đây, mình cũng không biết cách bổ dừa khô, hễ cứ bổ dừa khô là bị bể rất khó để nạo dừa luôn nhưng sau đó mình học hỏi và biết được cách đập dừa này đó.
Mà nạo dừa cũng có bí quyết nữa đó. Cách này mẹ mình chỉ cho mình, để cho nước cốt dừa có độ béo nhiều thì phải nạo cơm dừa thật sát vào vỏ dừa, nạo cho hết phần cơm dừa ở gần vỏ dừa luôn vì lớp cơm dừa gần với vỏ dừa sẽ cho ra độ béo nhiều hơn phần cơm dừa phía bên ngoài của vỏ dừa. Hồi trước mình nạo dừa không nạo sát phần cơm dừa gần với vỏ dừa vì mình cảm thấy nếu nạo cơm dừa sát với vỏ dừa quá sẽ nạo luôn cả lớp vỏ nâu của trái dừa, cơm dừa sẽ bị có dính màu nâu nâu của vỏ dừa và khi vắt nước cốt sẽ có cặn trong đó. Về sau này mình mới biết hóa ra lớp cơm dừa sát bên trong vỏ dừa là phần béo nhất của trái dừa mà mình lại bỏ đi. Thật ra,việc mình e ngại có cặn nâu của vỏ dừa dính vào nước cốt là lo hơn xa vì sau khi vắt nước cốt dừa xong, phần cặn của nước cốt sẽ chừa lại rồi bỏ, chứ đâu có đỗ hết phần nước cốt đã vắt vào đâu, do đó phần cặn đó không ảnh hưởng gì đến nước cốt dừa hết.
Nạo cơm dừa sát vào lớp vỏ bên trong để lấy được độ béo trong dừa nhiều hơn |
Sau khi nạo dừa xong, mình cho dừa nạo vào túi hoặc cho vào hộp rồi để vào ngăn đá tủ lạnh, khi cần dùng chỉ việc lấy dừa nạo ra rã đông thôi. Cách rã đông các bạn để dừa nạo bên ngoài cho tan đá là được. Còn khi cho nước vào dừa nạo để vắt lấy nước cốt, các bạn nên cho nước móng vào dừa nạo, nước nóng sẽ giúp nước cốt dừa ra được tốt hơn, đây là cách mẹ của mình đã chỉ mình đó.
Mình cho dừa nạo vào bịch và cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản |
Mời các bạn xem video bảo quản dừa nạo của mình nha, nó sẽ
chi tiết hơn.
Trải nghiệm vào bếp